Hầu hết chúng ta đều không nghĩ chiếc cầu thang hữu ích của mình là một thứ đẹp đẽ. Tuy nhiên, phần tiện dụng này có thể trở thành phần thu hút nhất trong thiết kế nội thất của bất kỳ ngôi nhà nào. Không chỉ nói suông, ở đây chúng tôi có hơn 30 ý tưởng thiết kế cầu thang đẹp tuyệt vời, cá tính, độc đáo và đầy nghệ thuật tạo hình. Hãy cùng chiêm ngưỡng và ứng dụng nó trong ngôi nhà của bạn.
Một chiếc cầu thang sang trọng với vật liệu chính là kính và kim loại.
Các lan can của cầu thang hiện đại này là một mô hình thông minh với các khối chồng lên nhau, tạo thành các kệ sách và khu vực trưng bày các vật phẩm trang trí.
Một chiếc cầu thang gỗ vô cùng ấn tượng, một cách tạo hình tuyệt vời.
Một thiết kế tinh xảo hoàn toàn biết chiếc cầu thang đẹp này trở thành một món đồ nội thất đẳng cấp.
Xen kẽ giữa bậc thang màu trắng và bậc thang bằng gỗ tạo cho chiếc cầu thang này một cá tính mạnh mẽ.
Thiết kế này tạo ra một chiếc cầu thang không trọng lượng.
Nếu bạn có một màu sắc yêu thích, đừng dành nó chỉ cho các bức tường hoặc những món đồ nội thất, hãy thử ngay trên chiếc cầu thang như thiết kế này.
Một chiếc cầu thang đầy màu sắc và ánh sáng.
Mỗi phần của bậc cầu thang được vác dốc đi một góc khác nhau tạo nên một ảo ảnh xoắn.
Thêm 1 chút tiểu cảnh trang trí bên dưới cầu thang cũng là một trong những xu hướng khá phổ biến hiện nay. Một chút đá, cây xanh và ánh sáng sẽ tạo nên một góc nhìn tuyệt vời.
Ý tưởng thiết kế cầu thang này tạo nên khá nhiều không gian lưu trữ cho căn phòng, đồng thời nối tiếp với một chiếc bàn làm việc dài. Một cách tiết kiệm không gian tuyệt vời.
Gỗ và bê tông mang đến một sự kết hợp hài hòa cho chiếc cầu thang này. Tô điểm thêm là những cây xanh mang đến cảm giác thật yên bình.
Những sợ dây bắt chéo nhau tạo nên một mô hình hấp dẫn cho cầu thang này.
Một chiếc cầu thang tối ưu cho không gian hẹp hoặc các khu vực lên tầng lửng, gác xếp.
Đây là một ví dụ tuyệt vời cho cách bố trí cầu thang kết hợp với đồ nội thất. Ở đây chúng ta có một chiếc cầu thang treo màu đen, bên dưới là một chiếc tủ gỗ kết hợp với những bậc thang ngay trên sàn nhà.
Một chiếc cầu thang chữ U màu trắng tuyệt đẹp. Những mảnh ghép màu trắng như những đốt sống liên kết với nhau tạo thành một cột sống vững chắc.
Một chiếc cầu thang tròn màu đen nổi bật với tạo hình độc đáo.
Chiếc cầu thang này tỏa ra một sự thu hút thực sự của sự sang trọng, đẳng cấp.
Lại một sự kết hợp giữa cầu thang và đồ nội thất.
Lại một cách sử dụng màu sắc yêu thích vào cầu thang. Ở đây dòng chảy màu sắc như tràn ra sàn nhà đem lại một cái nhìn đầy nghệ thuật.
Một thiết kế cầu thang cực kỳ đơn giản mà hiệu quả.
Nhiều thiết kế cầu thang hiện đại đang ưa chuộng các lan can kết nối trực tiếp với trần nhà như thế này. Nó tạo nên một hiệu ứng trang trí bắt mắt, đồng thời vẫn cho phép ánh sáng đi qua.
Một khu vườn đầy ánh sáng bên dưới cầu thang như thế này sẽ tạo một sự hấp dẫn cho cả người bên trên và bên dưới chiếc cầu thang này.
Một chiếc cầu thang khổng lồ kết hợp tạo thành các giá sách ở một thư viện.
Kết hợp cầu thang cùng một cái cầu tuột trẻ em. Một ý tường tuyệt vời tăng thêm không gian giải trí cho những đứa trẻ trong nhà bạn.
Một ý tưởng tuyệt vời tạo nên một chiếc cầu thang độc đáo.
Nội dung
Những nguyên tắc khi thiết kế cầu thang
1
bậc thang
Chiều cao bậc thang trung bình 15cm – 17.5cm để phù hợp với bước chân của mọi người. Chiều rộng bậc trung bình 27cm – 30cm để thích hợp với chiều dài bàn chân đặt trên bậc. Kích thước này giúp người đi lại thong thả, nhẹ nhàng, không mất sức, không gây mỏi chân.
2
lan can
Chiều cao lan can từ tâm mặt bậc đến mép trên tay vịn nên từ 90cm trở lên, để người lưu thông có cảm giác an toàn chắc chắn. Hạn chế trang trí thanh ngang, khoảng cách các song dưới 15cm để trẻ em không sơ ý té ngã khỏi tay vịn và đảm bảo cao vượt tầm với của trẻ em.
3
mép bậc
Không nên trang trí quá nhiều gờ phức tạp vì đó là nơi chân người dễ dàng đụng phải, có thể vấp ngã, nên bo cạnh dưới tạo cảm giác mềm mại.
4
chiều rộng
Chiều rộng từ tường đến tay vịn trong khoảng 70cm – 1.2m tùy theo chiều ngang của nhà. Nhà càng nhỏ ngắn thì chiều rộng tối thiểu, nhà càng dài rộng thì chiều rộng tăng tương ứng, để đảm bảo cầu thang có tỷ lệ tương xứng, không bị dốc và hẹp, tránh bị ùn tắc khi có lưu thông ngược chiều.
5
chiếu nghỉ
Chiếu nghỉ không được quên. Sau khoảng 10 – 12 bậc bước tịnh tiến trên thang liên tục, chân có xu hướng mỏi, vì vậy nên bố trí chiếu nghỉ trong khoảng này để chân có điều kiện thư giãn ngắn và ổn định hơi thở lẫn nhịp tim.
6
số bậc
Số bậc thang thường là số lẻ, theo công thức tính 4n+1 (với n là số tùy chọn tương ứng). Không những đảm bảo các quy luật về phong thủy mà theo y học số bậc thang có liên quan trực tiếp đến nhịp tim và ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Đáp ứng đúng công thức này giúp cho việc bắt đầu và kết thúc đi trên cầu thang đều bằng chân thuận, tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho người sử dụng.
7
sự đồng nhất
Cầu thang giữa các tầng trong cùng 1 ngôi nhà: nên đồng nhất về trật tự bố trí và vị trí trục thẳng đứng, để đảm bảo luồng không khí thông suốt, giữ nguồn sáng ổn định xuyên suốt ngôi nhà.
8
vị trí
Không nên bắt đầu và kết thúc ở trước cửa nhà vệ sinh, tránh việc mùi và không khí (từ nhà vệ sinh) theo hướng cầu thang đến những khu vực khác trong nhà.
9
an toàn
Các bậc lên xuống cầu thang phải kín, vì các khe hở giữa các bậc dễ thành nơi vui chơi của trẻ nhỏ trong nhà, có thể dẫn đến tai nạn đáng tiếc khi trẻ rơi qua các khe hở.
10
gầm cầu thang
Với những ngôi nhà nhỏ nên tận dụng vị trí này làm ngăn kệ chứa đồ, vừa tiết kiệm được khoảng không chứa vật dụng vừa làm góc trang trí với chậu hoa nhỏ trên ngăn kệ.
CÁC LOẠI CẦU THANG
Có nhiều cách để phân loại cầu thang bao gồm: Dự vào công năng, hình dạng, vật liệu,…
PHÂN LOẠI CẦU THANG THEO HÌNH DẠNG
- Cầu thang thẳng: Được thiết kế theo 1 đường thẳng, thường thấy trong nhà gác lửng hiện đại.
- Cầu thang đổi chiều 180°: Thường thấy trong thiết kế nhà cao tầng, chung cư. Tiết kiệm diện tích hơn so với cầu thang thẳng, thích hợp với phần góc nhà hoặc để ngăn cách giữa các khu vực.
- Cầu thang chữ L: Là loại cầu thang sử dụng khá phổ biến trong thiết kế nhà ống, loại cầu thang có dáng đơn giản và tạo cảm giác chắc chắn. Có thể tận dụng khoảng trống dưới chân cầu thang. Còn được gọi là cầu thang đổi chiều 90°.
- Cầu thang uốn cong: Tương tự như cầu thang chữ L nhưng thay vì gập 1 góc 90° thì cầu thang uốn cong mềm mại hơn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao hơn, thường thấy trong thiết kế nhà phong cách Châu Âu.
- Cầu thang xoắn: Rất tiết kiệm diện tích, giữ cho không gian trong kiến trúc được thông thoáng và mang giá trị tạo hình cao. Thích hợp với nhà ống có chiều ngang hẹp.
PHÂN LOẠI CẦU THANG THEO VẬT LIỆU
- Cầu thang gỗ: Thường thấy trong các ngôi nhà thời xưa, hiện nay được sử dụng nhiều trong phong cách cổ điển và bán cổ điển. Ưu điểm mang lại sự sang trọng, đẳng cấp cho công trình, nhược điểm giá thành cao và khó bảo quản trong khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
- Cầu thang kính: Được làm từ kính cường lực, khá phổ biến trong các thiết kế nhà phố hiện đại.
- Cầu thang bê tông: Đây là loại cầu thang được sử dụng phổ biến nhất, bởi lẽ loại cầu thang này dễ thi công, độ bền cao, dễ tạo hình và chi phí rẻ.
- Cầu thang kim loại: Thường thấy trong các công trình công nghiệm, nhà tiền chế, cầu thang cứu hỏa bên ngoài.
PHÂN LOẠI CẦU THANG THEO CÔNG NĂNG
- Cầu thang chính: Thường được đặt ở trung tâm của ngôi nhà, các nút giao thông chính trong ngôi nhà, cũng là cầu thang được sử dụng nhiều nhất.
- Cầu thang phụ: Thường được đặt ở vị trí ít sử dụng hơn cầu thang chính như cầu thang xuống tầng hầm, hầm kỹ thuật hoặc cầu thang lên sân chơi, hồ bơi,…
- Cầu thang phục vụ: Loại cầu thang này thường được thiết kế riêng trong các phòng phục vụ, nhà hàng, quán cafe,… dành riêng cho nhân viên phục vụ vận chuyển đồ ăn, thức uống.
- Cầu thang thoát hiểm: Thường thấy trong các tòa nhà, chung cư, trung tâm thương mại,… Loại cầu thang này được thiết kế và sử dụng để thoát hiểm khi gặp sự cố như hỏa hoạn, động đất,…
- Cầu thang cứu hỏa: Thường là cầu thang sắt được bố trí áp sát mặt ngoài của công trình.
tín ngưỡng
Cầu thang có vai trò quan trọng và gây ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở. Chính vì thế việc xem phong thủy cầu thang khi xây nhà là điều bạn không nên lơ là. Các điều sau đây được người ta tuân thủ như luật bất thành văn khi xây dựng cầu thang.
nên
- Đặt chiếc đèn chùm phía trên cầu thang
- Đặt một màn che hay chia cầu thang và cửa chính thành những khu vực khác nhau nếu chúng đối diện nhau.
- Cầu thang có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc bê tông bởi đây là biểu tượng của ba yếu tố rắn chắc. Cầu thang gỗ thích hợp đặt hướng Nam, Đông và Đông Nam. Cầu thang kim loại tốt nhất nên đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc.
- Có thể đặt một cặp Kỳ Lân hai bên cầu thang để chống lại nguồn năng lượng xấu di chuyển lên trên và khuyến khích năng lượng tốt lên trên.
không nên
- Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của cải.
- Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối diện cửa chính.
- Cầu thang không nên đối diện với bất kỳ góc nào của ngôi nhà.
- Tránh chọn màu đỏ cho cầu thang bởi điều này mang lại những bất hạnh nghiêm trọng.
- Tránh đặt nước (non bộ) dưới chân cầu thang bởi điều này sẽ cản trở sự thành công của thế hệ thứ hai trong gia đình.
- Tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà.
- Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh.
- Cầu thang xây có độ dốc cao.
- Đừng đặt gương ở lối đi trên cầu thang.
kết luận:
Trên đây là những thông tin về mẫu cầu thang đẹp và những ý tưởng trang trí cầu thang, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn thêm những thông tin hữu ích trong việc xây dựng ngôi nhà mơ ước của bạn. Nếu bạn đang cần tư vấn thiết kế nhà chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với Ý Tưởng Hộp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.